XU HƯỚNG PHÒNG KHÁCH KẾT HỢP BẾP CHO NHÀ NHỎ KHIẾN BẠN MÊ MẨN

 

Ý tưởng phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ đang là xu hướng thiết kế nội thất khá phổ biến trong những năm gần đây. Không những tạo nên một dòng chảy liền mạch giữa các khu vực chức năng, mà còn tận dụng được hết các không gian tiềm năng trong những căn hộ nhỏ, giúp không gian sống của bạn trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.

 

Đây được xem là lối bố trí thịnh hành trong các căn hộ chung cư hiện nay, giúp phá bỏ mọi giới hạn trong thiết kế truyền thống, không còn những bức tường bí bách ngăn cách nữa, thay vào đó là không gian sống mở với thiết kế phòng khách kết hợp bếp độc đáo sẽ mang đến sự tươi mới cho căn hộ gia đình bạn. Vậy đâu là những điều mà bạn cần biết khi thiết kế kiểu nhà không gian mở này? Hãy cùng HOMEMAS tham khảo ngay những ý tưởng thiết kế phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ cũng như các bí quyết quan trọng sau đây nhé!

 

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH KẾT HỢP BẾP CHO NHÀ NHỎ

 

  1. Ưu điểm

 

Ở những căn hộ chung cư có diện tích nhỏ – trung bình thì việc thiết kế không gian mở với phòng khách kết hợp bếp là một giải pháp hoàn hảo. Bởi sự thống nhất 2 không gian chức năng này sẽ mang lại nhiều ưu điểm như:

 

– Tiết kiệm diện tích và mở rộng không gian: Không chỉ có những căn hộ chung cư diện tích nhỏ, hẹp mới chọn  giải pháp thiết kế phòng khách kết hợp bếp, mà ngay cả những ngôi nhà có diện tích lớn hay những căn hộ penthouse cũng lựa chọn cách thiết kế này để tạo không gian sống tiện nghi, ấn tượng và sang trọng hơn. Vì phong cách bố trí không gian mở đang dần lên ngôi và trở thành xu hướng thịnh hành của mọi thời đại. Một thiết kế mở với khu vực bếp, phòng ăn và phòng khách liền mạch, mở ra một không gian thoáng đãng, rộng rãi hơn. Nhờ cách bố trí này, tổng thể diện tích được tận dụng một cách tối đa nhất và tất cả không gian chức năng đều chan hòa ánh sáng tự nhiên. 

 

– Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các khu vực chức năng:  Bỏ đi những vách ngăn không cần thiết, thiết kế phòng khách và bếp chung cho nhà nhỏ dễ dàng tạo được sự kết nối và đồng nhất về phong cách, màu sắc cũng như chất liệu, giúp tổng thể căn hộ sẽ trở nên hài hòa và tinh tế hơn. 

 

– Tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình: không gian mở giúp cho các thành viên trong gia đình dễ dàng trò chuyện và tương tác cùng nhau hơn. Bạn có thể vừa nấu ăn, vừa trò chuyện với những thành viên khác trong gia đình hoặc khách đến chơi nhà.

 6 Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại-tối giản cho căn hộ chung cư

 

– Thuận tiện cho quá trình sinh hoạt: Với kiểu bố trí phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ sẽ giúp quá trình di chuyển giữa các khu vực trở nên nhanh, thuận tiện hơn, và có thể bao quát mọi việc một cách tốt nhất.

 

– Tiết kiệm chi phí thi công, xây dựng: Không chỉ  giúp tối ưu diện tích sinh hoạt, mà thiết kế phòng khách kết hợp bếp còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí thi công, xây dựng nhờ việc loại bỏ những vách ngăn hay tường ngăn không cần thiết.

 

  1. Nhược điểm:

 

Nếu ưu điểm nổi bật của thiết kế phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ là giúp tạo nên một không gian sinh hoạt rộng rãi, thì nhược điểm lớn nhất của kiểu bố trí này chính là khu vực nấu nướng hay ăn uống không riêng biệt, nên trong quá trình nấu sẽ bay mùi làm ảnh hưởng tới các hoạt động của phòng khách. Vì vậy, để giải quyết nhược điểm này thì bạn cần thiết kế khu vực phòng khách ở vị trí thông thoáng, có cửa sổ lớn và phía phòng bếp nên có hệ thống máy mút mùi công suất lớn để xử lý nhanh mùi đồ ăn đang nấu nướng.

 

Nếu so sánh thì bạn sẽ thấy nhược điểm của kiểu thiết kế này sẽ khá nhỏ so với lợi ích mà nó mang lại và bạn có thể hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này trong khâu thiết kế ban đầu. Vì vậy, với những căn hộ chung cư nhỏ thì kiểu thiết kế nhà bếp liền phòng khách là lựa chọn tối ưu.

 

NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO NÊN MỘT KHÔNG GIAN SỐNG ĐỘC ĐÁO VỚI PHÒNG KHÁCH VÀ BẾP CHUNG CHO NHÀ NHỎ

 

Thống nhất phong cách thiết kế cho không gian chung phòng khách kết hợp bếp: Bởi vì cùng chung một không gian nên cần sự đồng nhất về phong cách thiết kế, màu sắc cũng như chất liệu nội thất cho thiết kế phòng khách kết hợp bếp. Tránh trường hợp chọn quá nhiều phong cách hay nhiều chất liệu nội thất cùng một lúc sẽ khiến hai không gian chức năng không được nhất quán, đánh mất giá trị thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà.

 

Đầu tư hệ thống lọc khí, hút mùi tối tân: Trang bị hệ thống lọc mùi và lọc không khí là điều rất cần thiết. Bạn nên ưu tiên chọn loại máy công suất lớn, lực hút mạnh để loại bỏ mùi thức ăn, dầu mỡ, tránh trường hợp ám mùi và lan tỏa đến toàn không gian chung. Thêm vào đó, bạn có thể thêm vài chậu cây xanh giúp lọc không khí tốt hơn và thêm màu sắc cho ngôi nhà.  

 

Ưu tiên sử dụng nội thất tối giản: Đối với các thiết kế phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ thì bạn nên ưu tiên sử dụng các nội thất tối giản và chú ý đến việc lựa chọn kích thước hay màu sắc của đồ nội thất sao cho phù hợp. Chẳng hạn như, nếu bạn lựa chọn các món đồ nội thất có kích thước lớn cho phòng khách với họa tiết phức tạp thì bên không gian bếp nên chọn những mòn đồ nội thất tối giản có kích thước nhỏ hơn, để hài hòa không gian chung với tổng thể nhà.

 

Thủ thuật phân tách không gian ảo cho phòng khách kết hợp bếp: Bạn yêu thích sự thoáng đãng và thoải mái của một thiết kế không gian mở nhưng vẫn muốn giữ lại một chút riêng tư cho mình? Có nhiều thủ thuật phân tách không gian ảo cho phòng khách kết hợp bếp thông minh và không mang lại cảm giác bí bách cho ngôi nhà. Chẳng hạn như sử dụng các màu sắc tương đồng hoặc tương phản để nhấn mạnh sự tách biệt của không gian. Đây cũng được xem là một giải pháp phân vùng cực kỳ thú vị nếu được sử dụng khéo léo, vừa phải và có thể đảo ngược nếu được yêu cầu hay xen kẽ vật liệu lót sàn để phân vùng phòng bếp không gian mở. Ngoài ra, bạn còn có thể phân chia phòng khách kết hợp bếp không gian mở bằng quầy bar mini hoặc đảo bếp, vừa phân vùng hợp lý mà còn tạo được điểm nhấn độc đáo cho không gian.

 

Tạo hiệu ứng ánh sáng hiệu quả: Bên cạnh việc tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên giúp thiết kế phòng khách và bếp chung cho nhà nhỏ đều được tôn lên vẻ đẹp nổi bật, thì việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng cho từng khu vực cũng vô cùng cần thiết. Đối với phòng khách, bạn có thể sử dụng đèn chùm, vừa tạo điểm nhấn độc đáo vừa phù hợp với các phong cách từ hiện đại đến cổ điển. Còn đối với gian nấu nướng thì bạn nên ưu tiên chọn loại đèn chiếu sáng đơn giản hơn để ánh sáng tập trung tốt nhất khi nấu. Ngoài ra, ở khu vực bàn ăn uống, bạn có thể lắp đặt các loại đèn nhỏ, chỉ cần đủ nguồn sáng là được.

 

Tính toán chi phí đầu tư nội thất cho hai không gian: là việc vô cùng quan trọng và cần thiết, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và thi công nội thất công trình. Với những không gian có tác động trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt gia đình như bếp và phòng ăn, thì bạn nên chú ý đầu tư đến nội thất tủ bàn, thiết bị gia dụng hơn là yếu tố thẩm mĩ. Còn không gian phòng khách là bộ mặt của gia chủ để tiếp đón những vị khách hay là nơi để “chill” cùng bạn bè, người thân thì bạn có thể chi một mức đầu tư vừa phải để sắm sửa nội thất. Tuy nhiên, không nên chỉ tập trung đầu tư cho phòng khách và ngược lại để tránh cảm giác mất cân đối, không tương xứng trong thiết kế. Tổng thể nội thất hài hòa sẽ mang lại sự dễ chịu, thư thái và định hình phong cách căn nhà rõ ràng.

 

Đừng quên chú ý đến các yếu tố phong thủy trong việc thiết kế phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ: Thiết kế nội thất không gian mở phù hợp phong thủy là yếu tố vô cùng quan trọng và không được xem nhẹ. Chính vì vậy, gia chủ nên chọn hướng phù hợp với mệnh và tuổi của mình. Bên cạnh đó, các yếu tố phong thủy có thể đến từ màu sắc của các chất liệu nội thất như đá hay gỗ. Ví dụ gia chủ mệnh kim thì nên chọn các mẫu đá ốp màu trắng, kem vàng hay ghi để đem đến nhiều tài lộc và may mắn.

 

NHỮNG LƯU Ý VỀ VIỆC LỰA CHỌN CÁC VẬT LIỆU NỘI THẤT TRONG THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH KẾT HỢP BẾP

 

Hiện nay, phòng khách kết hợp bếp trong không gian mở đang là kiểu bố trí phổ biến trong các căn hộ chung cư. Thật dễ dàng để tập trung vào chức năng khi nhà bếp là một phòng riêng biệt, nhưng khi nó là một phần của không gian mở và được thông với phòng khách thì chiến lược thiết kế sẽ thay đổi. Nhà bếp không chỉ là một không gian chức năng mà nó còn phải đẹp và phù hợp với tổng thể của không gian.

 

Bếp là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và dầu mỡ nên sau một thời gian sẽ dễ xuất hiện nấm mốc hay bụi bẩn bám trên tường và đồ đạc. Do đó, việc lựa chọn chất liệu phù hợp cho nội thất bếp để đảm bào tính thẩm mỹ, công năng, tuổi thọ cũng như độ an toàn khi sử dụng là điều vô cùng quan trọng.

 

– Ưu tiên các chất liệu chống ẩm mốc cho hệ tủ bếp:  Bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn các loại tủ bếp bằng gỗ công nghiệp. Đây được xem là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho dòng gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Với nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành hợp lí cùng việc thi công đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, nội thất gỗ công nghiệp đang dần có mặt trong mọi ngôi nhà, và dần chiếm được thị phần của mình trong thị trường gỗ nội thất. Bên cạnh đó, tủ bếp gỗ công nghiệp đa dạng về lõi cốt gỗ và bề mặt phủ, với nhiều màu sắc, hoa văn phong phú, giúp bạn dễ dàng lựa chọn tùy theo sở thích và phong cách thiết kế của tồng thể không gian. Thêm vào đó, tủ bếp ván gỗ công nghiệp có khả năng chống nước, chống cong vênh, chống ẩm mốc tốt,… bạn có thể dễ dàng vệ sinh mà vẫn giữ được độ mới như ban đầu.

SỬA CHỮA CĂN HỘ - Sửa chữa mặt bằng giá rẻ

– Lựa chọn đá nhân tạo cho không gian bếp hiện đại: Khi thiết kế mặt bếp, lavabo, bàn đảo hay quầy bar, thì yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm chính là lựa chọn chất liệu ốp mặt phù hợp và an toàn. Đá nhân tạo Solid Surface và đá nhân tạo gốc thạch anh của thương hiệu LX Hausys (LG Hausys) được giới chuyên môn đánh giá và bình chọn là vật liệu top 4 trên thế giới về an toàn và chất lượng cho căn bếp của bạn. Ngoài giá trị sử dụng, chất liệu đá nhân tạo còn trở thành một điểm nhấn đặc biệt để điểm tô thêm vẻ đẹp lịch sự, sang trọng cho không gian bếp. Thiết kế khung bàn bếp, bàn đảo có thể sử dụng kết hợp nhiều chất liệu và hoạt tiết khác nhau, hoặc đặc biệt hơn là đồng bộ đá ốp nhân tạo cho toàn bộ bàn đảo thay vì chỉ sử dụng cho bề mặt, tạo nên một khối lớn ấn tượng ở trung tâm căn bếp.