HƯỚNG DẪN TÔ TƯỜNG NHÀ PHẲNG VÀ ĐẸP
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kỹ thuật tô tường đúng cách sẽ giúp cho bề mặt tường phẳng và đẹp hơn. Việc này đảm bảo được tính thẫm mỹ cũng như giúp cho các lớp vật liệu tiếp theo như bột trét hay sơn nước được dễ dàng thi công hơn.
1. Chuẩn bị bề mặt tường
- Lắp đặt xong hệ thống điện nước, cáp, mạng cần đi trên bề mặt tường.
- Các lỗ hở trên bề mặt tường cần bịt kín khít bằng vữa tô.
- Xử lý bề mặt tường tô cho phẳng, sạch.
- Tưới nước trước khi tô cho tường gạch để tang độ bám dính
2. Dụng cụ thi công
- Bàn xoa: bàn xoa gồm 2 loại là bàn lột và bàn xoa làm phẳng tường. Bàn lột chức năng chính là dung để làm
phẳng sơ bộ bề mặt tường. Còn bàn xoa làm phẳng sau khi đã làm phẳng sơ bộ bề mặt tường và xử lý các
vị trí lồi lõm cục bộ trên bề mặt tường ta có thể dung bàn xoa làm phẳng để làm phăng lại tường cho đẹp. - Bay: Chúng ta có thể dung các loại bay như bay lá, bay muống, bay trát vẩy …Ứng với từng loại bay sẽ có
các công dụng khác nhau. Trong quá trình tô chúng ta có thể dung bay để nhào hồ khô, cát vữa, làm phẳng
lại bề mặt tường - Thước: Thước chúng ta có thể dùng các loại như thước gỗ, thước nhôm… thước yêu cầu phải thẳng, không
cong vênh, móp méo. Dùng thước để cán phẳng bề mặt tường tô sau khi đã đữa vữa tô đều lên bề mặt
tường
3. Vữa tô tường
- Chọn đúng loại cát trộn vữa. Nên là loại cát nhỏ, mịn, sáng để tường được bằng phẳng khi trát, tránh lỗ li ti
- Chọn xi măng cũng phải kỹ càng, có chất lượng cao, không giống xi măng làm móng hay khi thi công xây
dựng - Không chọn vôi và một số loại nguyên liệu truyền thống khác để làm vữa trát tường.
- Nước phải sạch và không có các tạp chất có thể ảnh hưởng đến tốc độ đông cứng của vữa tô. Không nên
dùng nước đã rửa dụng cụ của thợ tô vữa vì nó có thể làm thay đổi tốc độ đông cứng. - Cách trát tường nhà đẹp quan trọng nhất là tỉ mỉ, chú ý tới từng chi tiết nhỏ
4. Kỹ thuật tô tường
- Để thực hiện đúng kỹ thuật trát tường, trước hết người thợ phải chuẩn bị hồ dầu để quét lên các vị trí đà, cột
bê tông, mối nối tô tường cũ. - Bề dày lớp tô theo tiêu chuẩn từ 10 – 15mm. Nếu bề dày tô quá dày thì phải trát thành nhiều lớp mỏng, trát
lớp thứ nhất để khô xong mới trát lớp thứ 2. - Cho vữa lên tường sau đó dùng thước nhôm tạo phẳng bức tường theo các mảnh ghép.
- Đợi tường se lại, dùng bàn xoa để xoa mặt chống nứt và tạo bề mặt phẳng mịn.
- Tường sau khi tô được 4-6 tiếng phải tưới nước bảo dưỡng. Quá trình bảo dưỡng được kéo dài từ 2-3 ngày,
nếu thời tiết khô, nhiệt độ cao cần được tưới bảo dưỡng thường xuyên để tránh nứt tường. - Kỹ thuật tô tường nếu được áp dụng đúng vào quy trình tô tường thì công trình vừa đảm bảo được tính thẩm
mỹ vừa cho chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
5. Nghiệm thu
- Các góc phải vuông và cân đều.
- Các đường gờ, chỉ phải sắc, thẳng, dày đều, đúng thiết kế
- Đảm bảo đủ các chi tiết và cấu tạo của vữa: Mối nối, bâng đai, đầu giọt chảy,…
- Khi vữa dã khô, gõ vào mặt trát nếu có tiếng lộp bộp là lớp trát: khổng bám chắc vào vật trát (bị rỗng), phải
phá bỏ chỗ dó để trát lại. - Không có vết nứt, lỗi lõm, sần sùi và chỗ chưa trát.
- Khi có chỗ phồng, bong lở phải phá rộng chỗ đó ra, miết chặt xung quanh, để cho vữa ráo nước mới trát lại.
- Khi lát đá trang trí cần kiểm tra theo tiêu chuẩn xây dựng (Trát đá trang trí. thi công và nghiệm thu).
.