Quy trình thi công sơn tường nhà là một quy trình đòi hỏi kĩ thuật kinh nghiệm và sự chính xác đến từng
chi tiết. Dù như vậy những vấn có thể có những vấn đề không muốn xảy ra điển hình như màng sơn bị
phồng rộp, màng sơn bị bong tróc sau một thời gian dài sử dụng… vv. Ở bài viết dưới đây chúng tôi đã nêu ra các nguyên nhân và các cách khắc phục đối với các sự cố thường gặp khi thi công sơn tường. Bạn hãy tham khảo qua bà viết dưới đây nhé !

1. Màng sơn bị phồng rộp
– Nguyên nhân
+ Đặc biệt ở những nơi có nhiều hơi ẩm thì sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng màng sơn bị phồng rộp bởi hơi
nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn lên, phá hủy tính kết dính trên bề mặt
+ Bạn có thể kiểm tra xem nếu tường có nhiều vết nứt nhỏ bên trong bị thấm nước nên hơi nước sẽ dễ dàng
xâm nhập vào
+ Màng sơn quá dày làm tính thở kém đi, hơi ẩm khó thoát ra bên ngoài                                                                       + Sơn kém chất lượng do đó độ bám dính của sơn không cao, bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ
+ Không sử dụng lớp bột bả hoặc sử dụng sơn lót, bột bả kém chất lượng.

   – Cách khắc phục
+ Nếu nhà bạn đang xây thì hãy để tường khô hẳn rồi sử dụng sơn lót giúp màng sơn thêm một lượng hơi ẩm
+ Trong trường hợp phồng rộp quá nhiều thì nên cạo bỏ sạch lớp sơn cũ trước sau đó loại bỏ bụi bẩn và để
khô bề mặt tường từ 4-6 tuần. Khi bề mặt sơn khô hẳn rồi hãy sử dụng thêm các loại bột bả, sơn lót và sơn
bên mặt.
+ Tránh sơn khi bề mặt tường uqas nóng và cần đảm bảo bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16%).

2. Hiện tượng nấm mốc và rêu tảo chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.
 – Nguyên nhân
+ Nếu bạn thấy ngôi nhà của mình xuất hiện những vết ố màu vàng thì có thể ngôi nhà của bạn gặp vấn đề
tường bị thấm mốc
+ Ngôi nhà của bạn nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt quanh năm nên không khí xung quanh luôn nhiều hơi
nước. Chẳng hạn như độ ẩm cao khi quá 55% trong điều kiện mùa xuân sẽ là môi trường tạo điều kiện thuận
lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển
+ Trong quá trình thi công, xây dựng nhà ẩu, thợ trộn vữa hồ sai tỉ lệ dẫn đến chất sơn không được kết dính
khiến mạch tường ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

 – Cách khắc phục
+ Nên để ý đến giải pháp chống nấm mốc cho tường, trần và sàn nhà khi sơn nhà hãy xử lý tường kỹ càng
trước bằng cách đảm bảo bề mặt sơn phải thật khổ trước khi sử dụng sơn.
+ Sử dụng lớp sơn lót đầu tiên để bảo vệ màng tường ngăn ngừa nấm mốc
+ Sử dụng các loại dung dịch có sẵn được bày bán ở các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc tạp hóa để khắc
phục các vấn đề do độ ẩm gây nên. Bạn có thể sử dụng nước tẩy Javen để tẩy rửa làm sạch tường tuy nhiên
sẽ không diệt hết tận gốc nấm mốc
+ Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm giấy dán tường vừa giúp trang trí ngôi nhà vừa chống thấm, chống dột.
+ Nếu tường mốc nặng thì cần xử lý chống thấm, chống ẩm cả mặt trong lẫn ngoài bằng sơn chống ẩm mốc
đến từ Dulux, Jotun, Nippon, Kova.

3. Màng sơn bị bong tróc
   – Nguyên nhân                                                                                                                                                                    + Tác động từ ngoại lực dẫn tới màng sơn bị bong tróc chẳng hạn như bị cọ xát bằng vật cứng, bằng tay, bị
kéo.
+ Khi xây dựng trong điều kiện tường nhà chưa đạt yêu cầu như độ ấm của tường chưa khô dưới 16% theo
máy đo độ ẩm Protimeter. Hoặc bạn có thể chờ thêm từ 21-28 ngày để tường khô hẳn rồi mới sử dụng các
màng sơn bọc ngoài
+ Có thể lúc thi công bạn đã bỏ qua việc vệ sinh kỹ bề mặt do đó trên bề mặt có rất nhiều bụi bẩn bám vào làm
cho chất lượng sơn không kết dính bảo về được mặt tường.
+ Sử dụng bột trét kém chất lượng hoặc tỉ lệ pha quá lỏng cũng sẽ làm giảm độ bám dính của sơn, hoặc nếu
theo thời gian cũng sẽ rã phấn khiến sơn bị bong tróc dần

   – Cách khắc phục
+ Dặm lại màng sơn mới
+ Thi công khi màng sơn đã đủ khô theo điều kiện sơn cần thiết
+ Trong trường hợp vệ sinh bề mặt không sạch, mặt tường gồ ghề thì Paintmart khuyên bạn nên sử dụng rulo
nhúng nước

4. Sơn bị bay màu – bạc màu
   – Nguyên nhân
+ Đây là hiện tượng sơn sau một thời gian dài sử dụng thì sơn sẽ bị mất màu hoặc phai màu so với màu gốc
lúc mới sơn.
+ Khi màng sơn bị bạc màu sẽ xuất hiện những mảng sơn lệch màu ở những vị trí ở bên ngoài sơn ngoại thất
là phần lớn. Do tiếp xúc với tác động môi trường là phần nhiều như mưa nắng, nhiệt độ cao, thời tiết khắc
nghiệt
+ Một số nhà ở hướng Tây sẽ bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà gây nên sơn bị bay màu vì sơn trong nhà sẽ
không chịu được nhiệt độ cao của tia cực tím

– Cách khắc phục
+ Nếu sử dụng sơn kém chất lượng, màu sơn đã phai gần hết toàn bộ thì bạn nên sơn lại màu mới là giải pháp
khắc phục tốt nhất
+ Hoặc nếu vị trí bay màu chỉ chiếm một ít thì bạn có thể cạo đi lớp sơn cũ, vệ sinh tường thật sạch sau đó để
khô rồi sơn lại bằng lớp sơn lót, sơn màu
+ Nếu những vị trí bạc màu xuất hiện ở gần cửa sổ thì có thể đó là do ảnh hưởng từ các tia cực tím. Do đó hãy
đóng cửa sổ ở những nơi đón nắng hoặc sơn lại vị trí sơn bị bay màu

5. Sơn bị lệch màu – khác màu
– Nguyên nhân
+ Đây là hiện tượng phổ biến trong quá trình khi sơn xong và bạn nhận ra trên tường xuất hiện những mảng
màu khác nhau bị loang không đều ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà.
+ Thợ sơn trộn tỉ lệ màu sơn không đúng kỹ thuật dẫn tới chất sơn không được kết dính
+ Khi chọn màu sơn lớp sau không đúng mã màu với lớp sơn trước đó hoặc cách nhau thời gian quá lâu sẽ
gây lệch màu
+ Kỹ thuật lăn sơn không chuyên nghiệp, dẫn tới có chỗ sơn đậm, chỗ sơn nhạt, loang lổ màu

    – Cách khắc phục
+ Kiểm tra kỹ lại các mã màu trước khi đặt sơn hoặc tìm hệ thống đại lý sơn uy tín hỗ trợ bôi thử, tư vấn so
sánh và lựa chọn màu sơn gần giống nhất nhu cầu mong muốn
+ Tuân thủ theo quy trình thi công sơn với từng loại sơn, sơn đủ lớp để có màu ưng ý
+ Pha màu, trộn màu theo tỉ lệ chuyên nghiệp. Nên sử dụng 1 dụng cụ trên 1 mảng tường để màu sơn phết
đều hơn
+ Để ý thời gian sơn lại giữa lớp trước và lớp sau để lớp sơn được mịn màng, đạt tiêu chuẩn
+ Nếu bạn còn đang lo lắng, băn khoăn về những vấn đề trên, hãy yên tâm nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để
được tư vấn kỹ càng hơn.