1. Nguyên nhân của hiện tượng thấm nước 

Nếu bạn bắt gặp tình trạng tường nhà bị thấm nước gây nên ảnh hưởng về thẩm mỹ, về chất lượng của bề mặt tường thì có thể tình trạng thấm nước đã trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng thấm nước có thể xảy ra tại nhiều điểm, ở nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà và đây là điều thường xuyên xảy ra đặc biệt là với những ngày mưa nhiều

Một số nguyên nhân gây thấm nước vào tường khiến mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình chẳng hạn như: 

– Do thợ thi công không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công ẩu, kém chuyên nghiệp 

– Do chọn các vật liệu chống thấm không thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu chống thấm cho ngôi nhà 

– Bề mặt tường khi xây không được xử lý cẩn thận, không được trét kĩ giữa các viên gạch 

– Khí hậu Việt Nam khá nồm và độ ẩm cao do đó dễ dàng xuất hiện nấm mốc và đọng ở trên tường. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà sẽ giúp bảo vệ tường không bị ảnh hưởng của mưa làm mài mòn ở bên ngoài bức tường. 

– Với những công trình đã xây thì việc xử lý bề mặt ẩm moccs phải được thực hiện một cách triệt để. Sau đó đảm bảo bề mặt tường sạch nhẵn bóng, khô rồi mới thực hiện sơn tường 

– Đối với công trình mới thì cần sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động của môi trường. Việc chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp gia đình bạn vừa bảo vệ tốt ngôi nhà, vừa tránh phải xử lý thêm các hậu quả sau này 

– Ở trong nhà có nhiều khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà vệ sinh, hệ thống ống nước…Nếu không chống thấm sẽ dẫn đến hiện tượng nước xâm nhập vào và phá vỡ cấu trúc dẫn đến hư hại tường

  1. Phân loại các loại sơn chống thấm 

2.1. Phân loại theo gốc 

Hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm được sản xuất theo nhu cầu thị trường do đó nếu bạn nắm được cách phân loại sơn chống thấm tốt hơn sẽ giúp bạn chọn được loại sơn phù hợp hơn với mong muốn

Loại thứ 1, chống thấm gốc xi măng: Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm của loại chống thấm này là độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. Tuy nhiên khả năng chịu tác động rung lắc kém bởi tính đàn hồi của chất không cao

Loại thứ 2, chống thấm gốc Bitum Polymer: Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng giúp cho ngăn màng nước đọng lại và ngăn chống thấm. Loại chống thấm này có ưu điểm là thi công nhanh, áp dụng được cho tất cả các bề mặt sơn tường. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ kém hơn so với những loại sơn chống thấm khác 

Loại thứ 3, chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại này được đánh giá khá cao bởi độ bám dính tốt, khắc phục được mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong. Độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm nước. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của loại chống thấm này đó là giá thành tương đối cao.

Loại thứ 4, chống thấm gốc PU – Polyurethane: Đây là chất chống thấm dạng lỏng, có độ bám dính khá tốt giúp phủ được tối đa bề mặt tường. Nhờ vào tính đàn hồi cao mà giúp tường kết dính với nhau, tránh được tình trạng bị thấm dột. Tuy nhiên giá của loại này sẽ cao hơn so với các loại chống thấm khác 

2.2. Phân theo nội thất – ngoại thất

2.2.1 Sơn chống thấm nội thất

– Giúp chống thấm bảo vệ các khu vực thường xuyên tiếp xúc với những chỗ ẩm, thấp như nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước

– Sử dụng cho các ngôi nhà ở miền Bắc vì thường sẽ có thêm hiện tượng nồm, khiến tường dễ bị ẩm, xuất hiện nấm mốc hay thậm chí là có nước đọng chảy thành dòng ở trên tường. 

– Giá hành của sơn chống thấm hiện này cũng rất phù hợp, bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm của sơn chống thấm Dulux, sơn chống thấm Kova, sơn chống thấm Maxilite. Nó sẽ giúp bạn tối ưu các khả năng chống kiềm, hạn chế hiện tượng thấm nước, rạn nứt, bong tróc sơn. 

2.2.2 Sơn chống thấm ngoại thất

– Giúp chống thấm ở bên ngoài ngôi nhà, ngăn chống thấm ẩm và giúp cho lớp sơn phủ bên ngoài được mịn màng hơn. Lựa chọn được loại sơn chống thấm bên ngoài phù hợp sẽ là chìa khóa bảo vệ vẻ ngoài đẹp hơn, chắc chắn tuyệt mĩ hơn cho ngôi nhà bạn. 

– Với dòng sơn chống thấm bên ngoài WP 200 và chất chống thấm WP 100 sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhiều hơn. Tuy nhiên các sản phẩm này sẽ có màu sắc hạn chế do đó bạn có thể lựa chọn dùng sơn chống thấm bên ngoài cho mặt ngoài để đảm bảo được màng sơn sẽ có độ kết dính ngăn chặn các vết nứt nhỏ. 

  1. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng sơn chống thấm

3.1. Sơn chống thấm bao lâu thì khô 

Sẽ có 2 ý bạn cần lưu ý để có được màng sơn đẹp tuyệt mĩ. Thứ nhất là đảm bảo được bề mặt tường được xử lý kỹ trước khi sử dụng sơn chống thấm. Thứ hai, đảm bảo sơn trong lúc bề mặt tường hoàn toàn khô hẳn và tiến hành trong thời tiết khô ráo. Tuy nhiên thông thường sơn chống thấm sẽ khoảng 30 – 60 phút để khô bề mặt và khô hoàn toàn trong vòng 3 – 4 giờ. Nếu ở những điều kiện thời tiết không thuận lợi thì sơn sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn có thể là nửa ngày 

3.2. Dùng sơn chống thấm thì có cần sơn lót không? 

Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như loại sơn chống thấm mà bạn có thể cân nhắc sử dụng sơn lót. Với một số loại sơn chống thấm đặc biệt khác tùy từng thương hiệu mà sẽ phải sử dụng thêm 1 lớp sơn lót bên ngoài nữa.

3.3. Sơn chống thấm có nguy hiểm và độc hại không? 

Nếu bạn chọn những loại sơn chống thấm chất lượng từ các hãng sơn uy tín thì chất sơn sẽ không hề độc hại và an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn. Các thương hiệu lớn như Dulux, Kova, Nippon, Toa, Maxilite,…đều sản xuất những sản phẩm không gây hại vì vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.